Cắt mài đá quý cũng được gọi là mài ngọc, là qúa trình theo đó một viên đá thô sẽ được cắt mài, đánh bóng thành một viên đá trang sức. Qúa trình này làm cho viên đá sẽ có một hình dạng nhất định làm nổi bật sự lấp lánh và màu sắc của nó cũng như cho phép nó có thể dễ dàng đặt vào một món đồ trang sức.

Tổng Quan Về Mài Đá Quý

Trong quá trình chế tạo viên đá quý hay bán quý, không giống như kim cương, các loại đá này thường có màu sắc có tính chất quang học không cố định. Do đó, không có một công thức cố định về cách cắt mài cho từng loại đá.

Việc lựa chọn một hình khối cụ thể cho từng viên đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan của người thợ chế tác là quan trọng nhất. Tuy nhiên, mục tiêu chung của mọi người thợ là thể hiện tối đa vẻ đẹp màu sắc đặc trưng của viên đá và giữ lại phần lớn thể tích và trọng lượng của nó khi nhìn từ phía trên xuống.

Cắt mài đá quý kiểu
Cắt mài đá quý kiểu thường gặp

Có hai phương pháp chính để cắt mài đá quý. Một là chế tác viên đá với nhiều mặt phẳng được đánh bóng, và phương pháp khác là chế tác viên đá mà không có mặt phẳng. Gần đây, một trường phái sử dụng những viên đá hoàn toàn tự nhiên mà không cắt gọt, chỉ cần đánh bóng.

14 Các Kiểu Cắt Mài Đá Quý Mà Bạn Chưa Biết
VNJ nhận mài đá quý tạc tượng, tạo chi tiết theo yêu cầu

Quá trình cắt mài đá quý cũng phụ thuộc nhiều vào hình dạng tự nhiên ban đầu của nó. Đối với những viên đá có màu sắc hoàn hảo và đẹp, việc Cắt mài đá quý hình dạng bầu dục thường là lựa chọn hàng đầu để tối đa hóa vẻ đẹp và trọng lượng của viên đá.

Đối với những viên đá chưa đạt tới sự hoàn hảo, việc lựa chọn hình khối còn phụ thuộc vào độ lớn và vị trí các vết khiếm khuyết. Dưới đây là các hình khối cơ bản được các thợ chế tác sử dụng.

Xem thêm: Dịch Vụ Mài Gia Công Đá Quý Tạo Chi Tiết Theo Yêu Cầu

Các kiểu cắt mài đá quý thường gặp

1. Cắt mài đá quý hình khối Brilliant ( Round Brilian cut )

Cắt mài đá quý kiểu tròn

Từ “ Round” trong ngôn ngữ miền trung nước Anh được viết là “ Rounden” có nghĩa là bí mật. Các cách gọi khác nhau của hình thức cắt mài này : Round cut, American ideal cut hoặc American Srandard cut. Số lượng đạt tiêu chuẩn của các mặt phẳng cạnh trong một hình khối Brilliant là 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt và phần dưới có 24 mặt phần trên có nhiệm vụ rán xạ ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau trong khi phần bên dưới có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng.

Không có thông tinh chính thức về người phát minh ra kiểu cắt này nhưng theo những tư liệu đáng tin cậy thì một người thợ chế tác ở thành phố Venetian tên là Vincenzio Perruzzi đã giới thiệu viên đá chế tác theo kiểu Brilliant lần đầu tiên vào thế kỷ 18.

2. Cắt mài đá quý hình khối quả trứng ( Oval Cut )

Cắt mài đá quý hình oval

Nghĩa theo tiếng Latin của từ Oval là quả trứng hoặc nếu ta nhìn từ phía trên xuống viên đá sẽ giống hình elip. Như vậy viên đá sẽ được Cắt mài đá quý hình quả trứng. Số mặt tiêu chuẩn của viên đá chế tác theo hình quả trứng là 69.

Đối với cách cắt mài đá quý, tỷ lệ hoàn hảo của chiều dài và chiều rộng khoảng 2:1 điều này có thể thay đổi chút ít tuỳ thuộc và tính chất quang học của mỗi loại đá. Chế tác theo hình khối quả trứng cũng khiến viên đá trở nên rực rỡ như kiểu chế tác Brilliant. Hình khối này cũng khiến viên đá trở nên cân đối hơn, lấp lánh hơn những tia sáng như có ánh lửa.

Xem thêm: Sapphire Blue Mài Giác Oval VJS9

3. Cắt mài đá quý hình khối baguette ( hình que hoặc cây )

Baguette bắt nguồn từ tiếng Ý trong đó Baguetta có nghĩa là rod hoặc stick trong tiếng Anh, tức là cây gậy hoặc thỏi. Số lượng mặt cắt cho kiểu hình khối này là 20.

Peridot Mài Chữ Nhật Baguette Dtp1 (2)
Peridot Mài Chữ Nhật Baguette

Thực sự kiểu cắt mài đá quý cũng chỉ là dạng đặc biệt của chế tác hình vuông. Đa số các vết cắt mài hình thuôn là một bậc giảm tiết diện của viên đá, điều này có nghĩa là các mặt trên hình chóp được giảm tiết diện theo từng bước và song song với các cạnh theo kiểu hình kim tự tháp với chóp cụt. Kiểu chế tác Baguette phù hợp nhất với các viên đá có hình dạng thô tương tự kiểu như tourmaline hoặc aquamarine

Xem thêm: Spinel Đa Sắc Tấm Thiên Nhiên Chữ Nhật 

4. Cắt mài đá quý hình khối trái lê ( Pear Cut )

Số lượng các mặt phẳng được cắt cho kiểu cắt mài đá quý là 71.  Đây là một kiểu chế tác lai ghép, kết hợp giữa kiểu oval và marquise, nó có hình dáng giống như một giọt nước lấp lánh. Một viên đá chế tác kiểu này được đánh giá là đẹp khi các mặt cắt xếp thành hàng giống như các đai vòng. Có thể còn phải tuỳ thuộc vào tính chất quang học của mỗi loại đá, nhưng tỷ lệ hợp lý cho hai chiều dài và rộng thường là 1,5:1 đó là tỷ lệ hoàn hảo cho một viên đá tuyệt đẹp.

Cắt mài đá quý hình bầu dục

Khi nạm vào nhẫn đeo tay, nó làm cho bàn tay có cảm giác thon và dài hơn, kiểu cắt viên đá này cũng phù hợp khi sử dụng cho dây chuyền và bông tai. Màu sắc của viên đá cũng tạo nên hiệu ứng đáng kể khi sử dụng hình khối cắt mài đá quý. Một thông tin khác, viên kim cương được chế tác lớn nhất thế giới Cullinan (được gắn trên cây vương trượng của Hoàng Gia Vương Quốc Anh) được chế tác cắt theo kiểu Pear. Cũng có người gọi kiểu cắt mài đá quý là hình chiếc lá, giọt nước nhưng theo chúng tôi hình trái lê là chính xác hơn.

Xem thêm: Ngọc Trai Tahiti Là Gì ? Ngọc Trai Đen Có Đắt Không

5. Mài cắt theo hình khối tám cạnh (Octagon Cut)

Số lượng mặt cắt hợp lý cho kiểu cắt mài đá quý là 53. Đây là một dạng của mài cắt theo bậc nhưng có 4 góc được cắt vát bằng nhau khiến cho hình chữ nhật trở thành hình tám cạnh. Các mặt phẳng mài cắt được chạy song song với chu vi của viên đá.

Các Kiểu Cắt đá Quý ? Bạn đã Biết Chưa ? Phần 2
Cắt mài đá quý kiểu 8 cạnh

Kiểu cắt mài đá quý được phân biệt với kiểu Emerald ở điểm duy nhất là khoảng cách các bậc ở phần chóp nho ra của viên đá không hoàn toàn phải bằng nhau. Với kiểu cắt mài đá quý màu sắc của viên đá đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá vẻ đẹp của viên đá. Xu hướng lột tả toàn bộ màu sắc của viên đá được thể hiện rõ nhất trong kiểu cắt mài đá quý.

6. Cắt mài đá quý hình khối Emerald (Emerald cut)

Kiểu chế tác Emerald là một phương pháp đặc biệt được phát triển đặc biệt cho ngọc lục bảo nhằm giảm thiểu áp lực tác động lên viên đá trong quá trình chế tác và bảo vệ viên đá khỏi sứt mẻ, đặc biệt là với đá Emerald, vốn khá mềm. Phương pháp này thường áp dụng số lượng mặt cắt hợp lý, thích hợp với 50 mặt cắt, để tạo ra một viên đá với vẻ đẹp rạng ngời và đặc trưng. Kiểu cắt mài đá quý giống với kiểu chế tác hình vuông hoặc chữ nhật khi nhìn từ trên xuống, với các góc được làm vát.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt là các mặt phẳng được sắp xếp theo các bậc giảm dần, tạo nên một phần chóp nho ra của viên đá. Điều này tạo ra một hiệu ứng lấp lánh từ mọi góc nhìn và làm cho viên đá trở nên đặc biệt quyến rũ.

Đá Emerald Chữ Nhật Trong Suốt Thiên Nhiên DQE12
Cắt mài đá quý kiểu Emerald

Phương pháp này còn được gọi là “Step cut”, nghĩa là làm giảm kích thước của viên đá theo từng bậc, với bốn mặt có xu hướng thuôn dài. Mỗi bước giảm của viên đá đều đồng tâm, có đủ chiều rộng và tỷ lệ tương tự như bậc thang.

Điểm khác biệt so với kiểu chế tác Octagon là ở các bước giảm, kích thước luôn được điều chỉnh để tạo ra phần chóp có kích thước bằng nhau. Các mặt phẳng ở các cạnh chéo của viên đá tạo ra hiệu ứng đa dạng khi nhìn từ các hướng khác nhau. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của viên đá thường được điều chỉnh trong khoảng từ 1:5:1 đến 1:7:1, tạo nên một tỷ lệ hài hòa và thu hút cho viên đá chế tác.

Mặc dù ban đầu được phát triển cho đá Emerald, nhưng hiện nay phương pháp này cũng được áp dụng cho nhiều loại đá quý khác nhau, nhờ vào sự tiên tiến của kỹ thuật chế tác hiện đại.

7. Cắt mài đá quý hình khối bầu dục (Marquise cut)

Số lượng mặt cắt phù hợp cho kiểu cắt mài đá quý là 57. Kiểu cắt mài đá quý còn được gọi là Marquise hoặc Navette trong tiếng Anh, có hình dáng giống như quả bóng bầu dục khi nhìn từ trên xuống và thường có vẻ dài hơn so với kiểu chế tác Oval. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng thường là 2:1.

Cắt Mài Đá Quý Kiểu Marquise

Mục tiêu quan trọng trong quá trình chế tác là đảm bảo viên đá không quá mỏng để tránh tình trạng ánh sáng xuyên qua phía sau viên đá và làm mất đi khả năng phản xạ ánh sáng của nó. Tuy nhiên, điều này có thể chấp nhận được đối với các loại đá sẫm màu, và tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại đá cụ thể.

Kiểu cắt mài đá quý tạo ra viên đá có màu sắc và sáng sủa, rất thích hợp cho các loại đồ trang sức kiểu solitaire (chỉ nạm một viên đá duy nhất) hoặc có thể kết hợp với các viên đá nhỏ hơn

8. Cắt mài đá quý hình khối đệm cổ (Antique Cushion Cut)

Từ “Antique” bắt nguồn từ tiếng Latin “Antiquus” có nghĩa là cổ điển, do đó, kiểu cắt mài đá quý có thể được hiểu một cách tương đối là “đệm cổ điển”. Số lượng mặt cắt phù hợp cho kiểu cắt mài đá quý thường là 64.

Siêu phẩm Rhodolite Garnet cắt Cushion

Nhiều tài liệu nước ngoài gọi kiểu cắt mài đá quý là “The Old Miner” hoặc “Old European”. Nhìn chung, viên đá được chế tác theo kiểu này mang lại cảm giác của những chiếc đệm ghế sofa thời kỳ cuối thế kỷ 19 ở Châu Âu. Kiểu chế tác Antique dễ dàng nhận biết qua các vết cắt mài sâu và rộng. Các vết cắt này tối ưu hóa sự phản xạ ánh sáng từ viên đá, tạo ra một hiệu ứng rực rỡ và lấp lánh.

9. Cắt mài đá quý kiểu công chúa (Princess Cuts)

Số lượng mặt cắt phù hợp cho kiểu cắt mài đá quý là 76. Được xem như một biến thể của kiểu chế tác Brilliant, kiểu cắt mài đá quý có nhiều mặt phản xạ ánh sáng hơn. Viên đá chế tác theo kiểu này thường có độ sâu từ 70-78%, với hình dạng sắc nét và các góc không mài.

Princess Cuts
Cắt Mài Đá Quý Kiểu Princess Cuts

Các mặt kiểu Brilliant được định hướng vuông góc với phần chóp nhô ra, tạo ra một kiểu dáng đẹp mắt và hiện đại. Thường được sử dụng trên các nhẫn đính hôn theo phong cách solitaire, viên đá chế tác theo kiểu này làm nổi bật vẻ đẹp của bàn tay với các ngón tưởng như thuôn và dài hơn.

10. Cắt mài đá quý khối trái tim (Heart Shape)

Số lượng mặt cắt phù hợp cho kiểu cắt mài đá quý là 59. Thực tế, hình trái tim thường được mô phỏng theo hình dạng của quả lê, với một mặt lõm ở phía đầu viên đá. Tỷ lệ thông thường giữa chiều dài và chiều rộng của viên đá chế tác theo kiểu này nằm trong khoảng từ 1:1 đến 1,2:1.

Viên Moissanite Heart Cut

Hình trái tim là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, không cần phải giải thích nhiều. Hầu hết các viên đá được chế tác theo hình trái tim đều có dạng gần tròn để tạo ra sự hoàn hảo và đẹp mắt.

11. Cắt mài đá quý hình khối Briolette (Briolette cut)

Hình khối Briolette là hình quả lê với các mặt mài và phần kết thúc nhọn. Số mặt cắt thích hợp là 84. Viên đá chế tác theo kiểu này rực rỡ và được sử dụng nhiều trong đồ trang sức thời trang, như bông tai và dây chuyền.

Trái Châu Thạch Anh Xanh Được Cắt Mài Kiểu Millennium

Việc tăng số lượng mặt mài làm cho viên đá trở nên rực rỡ và lấp lánh hơn. Tuy nhiên, kiểu cắt mài đá quý thuộc loại khó chế tác nhất đòi hỏi yêu cầu sự hoàn hảo đồng nhất từ trên xuống dưới.

Xem thêm: Mặt Dây Chuyền Thạch Anh Xanh MDQX1

12. Cắt mài đá quý kiểu cabochon (Cabochon Cut)

Từ “Cabochon” có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ “Caboche” có nghĩa là người đứng đầu. Một viên đá chế tác Cabochon được đánh bóng với mặt đáy bằng hoặc hơi cong và phía trên cong tròn hình chỏm cầu hoặc mái vòm. Thông thường, Cabochon có hình dạng Oval khi nhìn từ trên xuống, nhưng cũng có thể là tam giác hoặc chữ nhật trong các biến thể của các phong cách thời trang hiện đại.

Sapphire Sao Trắng Mài Trơn Vjs106
Cắt Mài Đá Quý Sẽ Tạo Ánh Sao Vơi Sapphire

Việc chế tác Cabochon, thường viết tắt là “Cabs”, là một phương pháp lâu đời và phổ biến nhất trong chế tác đá quý. Nó bao gồm bước định hình và đánh bóng mà không cần khâu mài cắt. Trong thời kỳ cổ đại, đây gần như là lựa chọn duy nhất do sự hiểu biết hạn chế về cấu trúc tinh thể của các loại đá.

Đá Garnet Xanh Thiên Nhiên Mài Trơn DQG2
Cắt Mài Đá Quý Theo Kiểu Oval Cabochon

Xem thêm: Sapphire Sao Trắng Kích Thước Khủng 

Các viên đá Cabochon được sử dụng để làm đồ trang sức, thường được chạm khắc lồi lõm, và cũng được sử dụng trong việc mài dũa các viên đá chữa bệnh. Ngày nay, phương pháp chế tác Cabochon được áp dụng cho các loại đá có độ trong suốt hạn chế như Turquoise, jade, agate, hoặc các viên đá xấu có nhiều bao thể vùi như Sapphire mờ đục, ruby, hay ngọc lục bảo, cũng như loại đá có bề mặt cong để làm nổi bật các đặc điểm đặc biệt như màu ánh kím, hiệu ứng mắt mèo, hoặc hiệu ứng ngôi sao.

13. Cắt mài đá quý Millennium Cut

Kiểu mài cắt này có số lượng mặt cắt lên tới 100 một con số đáng kinh ngạc. Kiểu cắt mài đá quý được giới thiệu bởi Rogerio Graca vào năm 1999 và nó được đặt tên là Milennium như một biểu tượng về sực độc đáo và thử thách trước thềm thiên niên kỷ mới. Đôi khi kiểu cắt mài đá quý bị nhầm lẫn với kiểu Concave ( mài lòng chảo ) nhưng cũng dễ nhận ra bởi các mặt cắt của chúng.

Cắt Mài Đá Quý Kiểu Millennium Cut

Thời gian để cắt mài đá quý kiểu này thông thường gấp khoảng 18 lần so với chế tác kiểu khác. Có 624 mặt trền phần chóp và 376 mặt trên phần đỉnh bằng của viên đá, trong đó mỗi mặt cần phải được xử lý từ 1 – 4 lần trong quá trình mài và đánh bóng.

14. Cắt mài đá quý kiểu lòng chảo lõm ( Concave Cut )

Cắt lòng chảo lõm là việc tạo ra các mặt khía cạnh hình nón ba chiều cho phần chóp của viên đá, tạo ra thêm chiều sâu, chiều dài và chiều rộng. Thay vì các khía cạnh được thể hiện dưới dạng góc, chúng được biến thành các đường rãnh. Chiều thứ ba này giúp viên đá khúc xạ ánh sáng tốt hơn, tối đa hóa sự rực rỡ và phân phối ánh sáng đồng đều, tạo ra một ánh sáng nội tại đồng nhất.

Cắt Mài Đá Quý kiểu lòng chảo lõm

Doug Hoffman được cấp bằng sáng cho kiểu cắt mài đá quý lòng chảo vào đầu những năm 1990, và Richard Homer được biết đến như người hoàn thiện kỹ thuật này. Trong quá trình học để đạt bằng Địa Chất, Homer bắt đầu chế tác đá quý vào năm 1974 để kiếm tiền trả học phí. Thiết kế của ông đã giành được 15 giải thưởng chế tác từ Hiệp Hội Thương Mại Đá Quý Mỹ (AGTA).

Tuy nhiên, không tất cả các loại đá quý đều có hiệu ứng tốt từ việc cắt lòng chảo. Tối ưu hóa màu sắc và ánh sáng luôn là yếu tố hàng đầu khi chế tác đá quý. Mặc dù kim cương tăng lên đến 100% độ rực rỡ khi được mài lòng chảo, các đá quý đậm như Ruby có thể xuất hiện các điểm tối và không hấp dẫn. Một nhược điểm của việc cắt lòng chảo là nó tốn kém và đắt đỏ hơn đáng kể so với các phương pháp chế tác truyền thống, do sự hao hụt kích thước và quá trình chế tác phức tạp, cũng như giờ công lao động của nghệ nhân.

Danh sách các kiểu mài đá quý

Trong thế giới của đá quý, việc chọn kiểu cắt mài phù hợp không chỉ là về việc tạo ra vẻ đẹp tinh tế mà còn là về việc tối ưu hóa sự phản xạ ánh sáng và sự rực rỡ của viên đá. Danh sách các kiểu cắt mài đá quý đa dạng và mỗi kiểu mang lại một vẻ đẹp riêng biệt. Dưới đây là một số kiểu cắt mài phổ biến:

  1. Kiểu mài giác tròn (Round Brilliant Cut)
  2. Hình khối quả trứng (Oval Cut)
  3. Hình khối chữ nhật (Baguette Cut)
  4. Hình khối trái lê (Pear Cut)
  5. Hình khối tám cạnh (Octagon Cut)
  6. Hình khối chữ nhật chặt góc (Emerald Cut)
  7. Hình khối bầu dục (Marquise Cut)
  8. Hình khối đệm cổ (Antique Cushion Cut)
  9. Kiểu công chúa (Princess Cut)
  10. Hình khối trái tim (Heart Shape)
  11. Hình khối Briolette (Briolette Cut)
  12. Kiểu mài trơn (Cabochon Cut)
  13. Kiểu Millennium Cut
  14. Kiểu lòng chảo lõm (Concave Cut)

Mỗi kiểu cắt mài đều mang lại một cảm nhận độc đáo và tinh tế, từ sự rực rỡ của kiểu mài giác tròn đến sự lôi cuốn của hình khối trái tim. Sự lựa chọn của kiểu cắt mài có thể ảnh hưởng đến giá trị và vẻ đẹp của viên đá, làm nổi bật những đặc điểm đặc trưng và tạo ra một hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Qua danh sách này, chúng ta có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật cắt mài đá quý, là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra những tác phẩm trang sức tuyệt vời.

Nếu bạn cần dịch vụ mài đá quý, đừng ngần ngại liên hệ qua các kênh sau của VNJ:

Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn trong quá trình mài và chế tác đá quý để tạo ra những tác phẩm trang sức độc đáo và tinh tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khac rong