Chế tác đá trang sức cũng được gọi là mài ngọc, là quá trình theo đó một viên đá thô sẽ được cắt mài, đánh bóng thành một viên đá trang sức. Quá trình này làm cho viên đá sẽ có một hình dạng nhất định làm nổi bật sự lấp lánh và màu sắc của nó cũng như cho phép nó có thể dễ dàng đặt vào một món đồ trang sức.
1. Tổng Quan Về Mài Đá Quý
- Trong bài này sẽ mang tới cho bạn những thông tin cơ bản về việc chế tạo một viên đá quý hay bán quý. Không giống như kim cương, đá quý hoặc đá bán quý có màu sắc thường có tính chsaast quang học không cố định do vậy không có một công thức cố định về việc cắt màu cho từng loại đá. Chính vì vậy mà việc lựa chọn một hình khối cụ thể cho từng viên đá để sau khi chế tác nó trở nên hoàn hảo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan của người thợ chế tác là quan trọng nhất. Tuy vậy bất kỳ người thợ nào cũng muốn chế tác viên đá sao cho : thể hiện tối đa vẻ đẹp màu sắc đặc trưng của viên đá, thấy được phần lớn thể tích, trọng lượng viên đá khi nhìn từ phía trên xuống.
- Có hai cách để gia công cắt mài đá, một là viên đá được hoàn thiện với nhiều mặt phẳng được đánh bóng và một cách khác là viên đá đực hoàn thiện mà không có mặt phẳng nào. Gần đây cũng xuất hiện một trường phái sử dụng những viên đá hoàn toàn không cắt gọt, giữ lại toàn bộ hình dạng tự nhiên của nó chỉ cần đánh bóng.
- Việc cắt mài một viên đá cũng phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng tự nhiên ban đầu của nó. Đối với những viên đá thô có màu sắc hoàn hảo và xinh đẹp, cắt mài theo hình bầu dục thường là lựa chọn số một bởi nó tối đa hoá được vẻ đẹp và trọng lượng của viên đá.
- Đối với những viên đá thô chưa đạt tới sự hoàn hảo thì việc xem xết lựa chọn chế tác thao hình khối nào còn phụ thuộc vào độ lớnk vi trí các vết khiếm khuyết…
- Dưới đây là các hình khối cơ bản được những người thợ chế tác sử dụng
2. Cắt mài theo hình khối Brilliant ( Round Brilian cut )
- Từ “ Round” trong ngôn ngữ miền trung nước Anh được viết là “ Rounden” có nghĩa là bí mật. Các cách gọi khác nhau của hình thức cắt mài này : Round cut, American ideal cut hoặc American Srandard cut. Số lượng đạt tiêu chuẩn của các mặt phẳng cạnh trong một hình khối Brilliant là 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt và phần dưới có 24 mặt phần trên có nhiệm vụ rán xạ ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau trong khi phần bên dưới có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng.
- Không có thông tinh chính thức về người phát minh ra kiểu cắt này nhưng theo những tư liệu đáng tin cậy thì một người thợ chế tác ở thành phố Venetian tên là Vincenzio Perruzzi đã giới thiệu viên đá chế tác theo kiểu Brilliant lần đầu tiên vào thế kỷ 18.
3. Cắt mài theo hình khối quả trứng ( Oval Cut )
- Nghĩa theo tiếng Latin của từ Oval là quả trứng hoặc nếu ta nhìn từ phía trên xuống viên đá sẽ giống hình elip. Như vậy viên đá sẽ được cắt mài theo hình quả trứng. Số mặt tiêu chuẩn của viên đá chế tác theo hình quả trứng là 69.
- Đối với cách chế tác này, tỷ lệ hoàn hảo của chiều dài và chiều rộng khoảng 2:1 điều này có thể thay đổi chút ít tuỳ thuộc và tính chất quang học của mỗi loại đá. Chế tác theo hình khối quả trứng cũng khiến viên đá trở nên rực rỡ như kiểu chế tác Brilliant. Hình khối này cũng khiến viên đá trở nên cân đối hơn, lấp lánh hơn những tia sáng như có ánh lửa.
4. Mài cắt theo hình khối Baguette ( Hình que hoặc cây )
- Baguette bắt nguồn từ tiếng Ý trong đó Baguetta có nghĩa là rod hoặc stick trong tiếng Anh, tức là cây gậy hoặc thỏi. Số lượng mặt cắt cho kiểu hình khối này là 20.
- Thực sự kiểu chế tác này cũng chỉ là dạng đặc biệt của chế tác hình vuông. Đa số các vết cắt mài hình thuôn là một bậc giảm tiết diện của viên đá, điều này có nghĩa là các mặt trên hình chóp được giảm tiết diện theo từng bước và song song với các cạnh theo kiểu hình kim tự tháp với chóp cụt. Kiểu chế tác Baguette phù hợp nhất với các viên đá có hình dạng thô tương tự kiểu như tourmaline hoặc aquamarine
5. Cắt mài theo hình khối vuông ( Square Cut )
- Square được xuất phát từ ân tiếng La Tin “ exquadra “ có nghĩa là một khối vuông. Số lượng hợp lý các mặt phẳng đánh bóng cho kiểu hình khối này là 57. Thực chất kiểu cắt mài này tương tự như Baguette chỉ có điều các cạnh của viên đá hoàn toàn bằng nhau. Một số người quan niệm hình khối này biểu tượng cho sự bình đẳng, công bằng, công lý, sự hài hoà hay sự thật
6. Cắt mài theo hình khối tam giác ( Trilliant Cut )
- Số lượng các mặt hợp lý cho kiểu chế tác này là 43. Hình khối chế tác này được dựa trên cở sở một hình tam giác, các mặt hoàn thiện thường ngắn, góc mở hẹp tạo nên rất nhiều mặt phẳng phản xạ và khúc xạ ánh sáng khiến cho viên đá trở nên rực rỡ.
- Mặt sau của viên đá khi chế tác thường nhọn và mỏng. Một số loại trang sức có mép vát thường được gắn viên đá chế tác kiểu này, mặc dù có ngạnh để bảo vệ viên đá nhưng chúng không làm giảm đi vẻ rực rỡ của viên đá.
- Vì hình thức của kiểu chế tác này là một hình tam giác đều nên nó mang lại cho viên đá rất nhiều sự lấp lánh phản chiếu và tán sắc. Kiểu chế tác này làm cho viên đá rực rỡ, cuốn hút mạnh mẽ, chỉ xếp sau kiểu chế tác Brilliant. Do đó nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những người thích sự lấp lánh nhưng muốn có một sự khác biệt.
- Kiểu này có những biến thể như : hình tam giác với các góc nhọn được bo tròn, cách điệu với hình các khiên hay tạo bậc trên bề mặt.
- Kiểu chế tác này phù hợp với các loại đá sáng màu như : Kim cương, Aquamarine, Sapphire trắng, beryl … những lọai mà người thợ chế tác luôn cố gắng làm chúng trở nên sáng lấp lánh rực rỡ.
- Ngược lại cũng có những nghệ nhân dùng kiểu chế tác này để làm tăng hiệu quả phản xạ ánh sáng của các loại đá sẫm màu : Tanzanite, Spessartite Garnet, Rhodotite garnet, thạch anh tím…
- Thiết kế chính xác có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên mỗi viên đá và sở thích cá nhân của mỗi nghệ nhân. Nó có thể là một hình tam giác truyền thống với các góc nhọn hoặc một hình tam giác tròn với hơn 25 mặt trên đỉnh, 19 mặt trên phần nhô ra.
Hết phần 1
Xem thêm phần 2